Những lễ hội trong tháng 3, 4 thôi thúc bạn lên đường du lịch

Thứ hai - 13/03/2017 07:36
Từ nay đến hết tháng 4, hàng loạt các lễ hội lớn trong nước sẽ được tổ chức với phạm vi rộng khắp, thu hút nhiều du khách đến tham gia. Trong bài viết dưới đây, du lịch Bến Tre sẽ tổng hợp lại cho bạn những sự kiện và các lễ hội sôi động nhất sẽ diễn ra trong 2 tháng tới để bạn lên ngay kế hoạch du lịch cho chính mình.
Những lễ hội trong tháng 3, 4 thôi thúc bạn lên đường du lịch

Những lễ hội trong tháng 3, 4 thôi thúc bạn lên đường du lịch

5 – 19/3: Lễ hội Áo Dài – Sài Gòn

Các thí sinh tham dự cuộc thi 'Duyên dáng áo dài'. Ảnh: lehoiaodaitphcm

Các thí sinh tham dự cuộc thi “Duyên dáng áo dài”. Ảnh: lehoiaodaitphcm

Điểm nhấn của sự kiện là từ ngày 1-31/3/2016, Thành phố sẽ vận động cán bộ nữ các sở, ban, ngành, các công ty hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ du lịch, khách sạn… cùng toàn thể người dân (đặc biệt là đối tượng phụ nữ) mặc áo dài trong dịp này. Lễ khai mạc và chương trình nghệ thuật “Áo dài – vẻ đẹp bất tận” sẽ diễn ra vào lúc 18h30 ngày 8/3 tại Nhà văn hóa Thanh niên.

Trong khuôn khổ lễ hội còn nhiều hoạt động như: nói chuyện chuyên đề về áo dài, triển lãm ảnh áo dài qua từng thời kỳ, Hội chợ Áo dài với các hoạt động triển lãm và trao đổi, mua bán, thi ảnh Duyên dáng áo dài, hành trình “Thành phố Áo dài – Thành phố tôi yêu” từ Nhà văn hóa Sinh viên đến các di tích văn hóa, lịch sử dành cho sinh viên (mặc áo dài, di chuyển bằng xe đạp) kết hợp tuyên truyền, vận động người dân TP “Chung tay vì môi trường du lịch” vào các ngày chủ nhật trong tháng…

12 – 14/3: Lễ hội Văn hóa truyền thống các dân tộc huyện Buôn Đôn

Đua voi. Ảnh: lamdong.gov

Đua voi. Ảnh: lamdong.gov

Lễ hội chính thức diện ra từ ngày 12-14/3 với nhiều hoạt động văn hóa: Lễ cũng bến nước; Cúng thần linh; Liên hoan văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên; Nghi lễ đâm trâu; Trình diễn trang phục của các dân tộc; Đua voi; Voi vượt sông; Hội thi văn hóa ẩm thực; Trưng bày giới thiệu về dụng cụ bắt, thuần dưỡng voi của người dân tộc bản xứ…

Đặc biệt trong phần Lễ hội đua voi, 18 con voi khỏe mạnh nhất, trong độ tuổi 18 – 45 sẽ được tập hợp để làm đại diện cho 18 dân tộc anh em đang sinh sống trên địa bàn huyện Buôn Đôn. Tại lễ hội, voi sẽ tham gia vào các phần thi đá bóng, thi chạy và thi bơi vượt sông Sêrêpốk.

13 – 15/3: Lễ hội Hoa Ban – Điện Biên

Hoa ban trắng Điện Biên. Ảnh: dulichmienphi

Hoa ban trắng Điện Biên. Ảnh: dulichmienphi

Lễ hội Hoa Ban năm 2016 sẽ có sự tham dự của các tỉnh, thành phố trong nước như: Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình, Yên Bái, Lào Cai, Phú Thọ, Hà Giang, Thanh Hóa, Nghệ An, Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội… Điểm nhấn đặc biệt của Lễ hội năm nay là: Chương trình nghệ thuật khai mạc Lễ hội với chủ đề “Về miền Hoa Ban” được dàn dựng công phu sẽ mở đầu cho các hoạt động tại lễ hội.

Cụ thể, chương trình sẽ được tổ chức với hình ảnh hoa ban xuyên suốt toàn bộ quá trình hình thành và phát triển của Điện Biên, gắn với những thời khắc lịch sử trọng đại với điểm nhấn gắn với dòng sông Nậm Rốm huyền thoại.

14 – 20/3: Liên hoan ẩm thực quốc tế – Hội An

Vườn tượng An Hội - nơi diễn ra Liên hoan ẩm thực quốc tế Hội An 2016. Ảnh: hoian.gov

Vườn tượng An Hội – nơi diễn ra Liên hoan ẩm thực quốc tế Hội An 2016. Ảnh: hoian.gov

UBND TP. Hội An cho biết, từ ngày 14 – 20/3/2016, Liên hoan Ẩm thực quốc tế lần đầu tiên tại TP. Hội An sẽ chính thức diễn ra với sự tham gia, giao lưu của hơn 20 đầu bếp quốc tế và địa phương.

Tại Liên hoan ẩm thực quốc tế sẽ có các hoạt động giới thiệu, giao lưu giữa 12 đầu bếp thế giới với 12 đầu bếp địa phương; thưởng thức ẩm thực với các đầu bếp quốc tế; hội thi và trình diễn nghề làm bánh; trình diễn nghệ thuật pha chế thức uống và dịch vụ thức uống… Ngoài ra còn có các hoạt động thường xuyên như giao lưu kỹ thuật chế biến các món ăn phục vụ du khách; giới thiệu ẩm thực truyền thống Việt Nam của các nhà hàng tại Hội An.

18 – 23/3: Liên hoan nghệ thuật dân gian Tây Nguyên – Kon Tum

Liên hoan sẽ tái hiện những sắc màu văn hóa dân gian truyền thống ở Tây Nguyên. Ảnh: Sở VHTT&DL Kon Tum

Liên hoan sẽ tái hiện những sắc màu văn hóa dân gian truyền thống ở Tây Nguyên. Ảnh: Sở VHTT&DL Kon Tum

Với chủ đề “ Các dân tộc Tây Nguyên – Đoàn kết – Giữ gìn – Phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, góp phần phát triển bền vững khu vực, đất nước”, chương trình Liên hoan nghệ thuật dân gian Tây Nguyên gắn với Tuần Văn hóa – Du lịch tỉnh Kon Tum lần thứ 3 sẽ chính thức được diễn ra trong 5 ngày (từ 18/3 đến 23/3/2016) tại trung tâm thành phố Kon Tum (tỉnh Kon Tum).

Nội dung chương trình sẽ diễn ra gồm có lễ khai mạc, liên hoan tạc tượng gỗ dân gian, chế tác nhạc cụ dân tộc, trưng bày, triển lãm về Di sản Văn hóa Tây Nguyên, trình diễn nghệ thuật chỉnh chiêng, giao lưu trình diễn cồng chiếng và các trò chơi dân gian, lễ hội đường phố, hội nghị đánh giá 10 năm thực hiện Chương trình Hành động quốc gia bảo vệ Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, liên hoan ẩm thực Kon Tum và các chương trình tour du lịch dã ngoại…

18 – 23/3: Lễ hội hoa anh đào Hạ Long – Quảng Ninh

Nhiều người Việt được tận mắt nhìn thấy sắc hoa anh đào ngoài đời. Ảnh: baotainguyenmoitruong

Nhiều người Việt được tận mắt nhìn thấy sắc hoa anh đào ngoài đời. Ảnh: baotainguyenmoitruong

Lễ hội Hoa anh đào Hạ Long 2016 sẽ diễn ra từ ngày 18 – 23/3/2016 tại Quảng trường 30/10 (TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh) với chủ đề “Hội nhập, Hợp tác và Phát triển”. Lễ hội sẽ giới thiệu hình ảnh Quốc hoa anh đào và văn hóa Nhật Bản tới nhân dân Quảng Ninh và du khách; đồng thời quảng bá tiềm năng, thế mạnh du lịch của Hạ Long, Quảng Ninh đến với người dân Nhật Bản.

Lễ hội góp phần thúc đẩy mối quan hệ ngoại giao, hợp tác hữu nghị giữa Việt Nam và Nhật Bản, đồng thời tăng cường hợp tác, xúc tiến đầu tư phát triển về du lịch, thương mại giữa các doanh nghiệp Việt Nam và Nhật Bản.

25 – 27/3: Lễ hội Quán Thế Âm – Ngũ Hành Sơn

Ảnh: taidannang

Ảnh: taidannang

Lễ hội Quán Thế Âm – Ngũ Hành Sơn diễn ra trong 3 ngày, từ ngày 25 đến 27/3 (nhằm các ngày 17, 18, 19-2 âm lịch) tại chùa Quán Thế Âm (thành phố Đà Nẵng). Lễ hội bao gồm các hoạt động chính như: lễ khai hội, lễ Tế Xuân cầu quốc thái dân an, chính lễ và các hoạt động văn hóa-thể thao, giao lưu thơ nhạc, hội hoa đăng, hội đua thuyền, hát bài chòi. Nét mới năm nay là có thêm giải Ngày chạy Olympic vì sức khỏe toàn dân, hội cờ tướng, biểu diễn võ cổ truyền của các câu lạc bộ võ thuật. Trong những ngày diễn ra lễ hội, chùa Quán Thế Âm sẽ mở cửa Bảo tàng Văn hóa Phật giáo để đón du khách đến tham quan, nghiên cứu và chiêm ngưỡng tinh hoa cổ vật Phật giáo.

9/4: Lễ khai mạc Năm Du Lịch Quốc Gia 2016 – Phú Quốc

Logo chính thức của Năm Du Lịch Quốc Gia 2016. Ảnh: tuoitre

Logo chính thức của Năm Du Lịch Quốc Gia 2016. Ảnh: tuoitre

Năm 2016, Kiên Giang vinh dự được lựa chọn là địa phương đăng cai tổ chức NDLQG 2016 – Phú Quốc – Đồng bằng sông Cửu Long với chủ đề “Khám phá đất phương Nam”. Việc tổ chức thành công NDLQG 2016 sẽ góp phần giới thiệu, quảng bá tiềm năng, thế mạnh, sản phẩm du lịch đặc sắc của Kiên Giang và các địa phương trong khu vực, qua đó tiếp tục thúc đẩy thu hút khách du lịch, tạo đột phá trong phát triển du lịch, khẳng định vai trò của du lịch trong phát triển kinh tế-xã hội. Lễ khai mạc bắt đầu các hoạt động, sự kiện du lịch, văn hóa, nghệ thuật, thể dục thể thao thiết thực mang tầm quốc gia và quốc tế trong NDLQG 2016.

9 – 10/4: Lễ hội hoa anh đào Đà Nẵng

Ảnh: foody

Ảnh: foody

Vừa qua, Sở Ngoại vụ TP. Đà Nẵng đã tổ chức lễ tiếp nhận 150 cây hoa anh đào (100 cây con và 50 cành hoa) do Hiệp hội Giao lưu hoa anh đào Nhật Bản trao tặng. Theo đó, 100 cây con được trồng tại công viên châu Á và 50 cành hoa được bố trí trong Lễ hội Hoa anh đào sắp tới, hứa hẹn sẽ mang đến cho du khách một không gian lễ hội tràn ngập sắc hoa rực rỡ.

Dự kiến vào 2 ngày (9 và 10/4) lễ hội hoa anh đào sẽ được tổ chức nhằm giới thiệu vẻ đẹp của loài hoa mang ý nghĩa biểu tượng cho sự thanh cao và kiêu hãnh của con người Nhật Bản. Đây cũng là dịp để người dân thành phố và du khách tìm hiểu về văn hóa Nhật Bản thông qua các hoạt động mang tính truyền thống như: ẩm thực, trà đạo, trình diễn trang phục Kimono, biểu diễn nghệ thuật xếp giấy Origami, cắm hoa Ikebana…

12 – 16/4: Lễ hội Đền Hùng – Phú Thọ

Ảnh: ST

Ảnh: ST

Giỗ Tổ Hùng Vương – Lễ hội Đền Hùng năm Bính Thân 2016 được tổ chức trong 5 ngày từ ngày 12 đến ngày 16/4/2016 (tức từ ngày 6 đến ngày 10/3 năm Bính Thân). Giỗ Tổ Hùng Vương năm nay do tỉnh Phú Thọ chủ trì và có sự tham gia của 3 tỉnh là Hưng Yên, Bình Thuận và Cà Mau.

Nội dung 3 tỉnh tham gia hoạt động phục vụ lễ hội gồm: Tiến dâng lễ vật giỗ Tổ Hùng Vương; đóng góp kinh phí tổ chức giỗ Tổ Hùng Vương – Lễ hội Đền Hùng; tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch để quảng bá hình ảnh các địa phương như: Hội thi gói bánh chưng giã bánh giầy, biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp, giải quần vợt hữu nghị Hùng Vương…

26 – 29/4: Lễ hội tháp Bà PoNagar – Nha Trang

Ảnh: thapbahotspring

Ảnh: thapbahotspring

Hàng năm, cứ đến ngày 20-3 âm lịch (nhằm ngày 26 – 29/4/2016) lễ hội Tháp Bà sẽ diễn ra tại di tích lịch sử – văn hóa quốc gia Tháp Bà Pônagar, trên đồi Cù Lao, thuộc phường Vĩnh Phước, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.

Ngoài người Chăm ở Ninh Thuận, Bình Thuận tham gia lễ hội, còn có sự tham gia của người Kinh (Việt) và một số dân tộc thiểu số khác ở các tỉnh thuộc khu vực miền Trung và Tây Nguyên: Đà Nẵng, Quảng Nam, Phú Yên, Đắk Lắk, Gia Lai, Lâm Đồng, Thừa Thiên – Huế… Những người tham gia mang theo lễ vật, hành hương về Tháp Bà, thành tâm bày tỏ lòng biết ơn đối với một người phụ nữ đã có công chỉ dạy dân lành biết cách làm ăn, sinh sống bằng nghề nông.

29/4 – 4/5: Festival Huế

le-hoi-ivivu-12

Với chủ đề “710 năm Thuận Hóa – Phú Xuân – Thừa Thiên – Huế – Di sản văn hoá với hội nhập và phát triển”, Festival Huế lần thứ 9 sẽ diễn ra từ ngày 29/4 đến 4/5/2016. Lễ khai mạc Festival Huế 2016 sẽ diễn ra vào tối ngày 29/4 tại  Kỳ đài Huế.

Ban tổ chức Festival cho biết hiện đã có 18 quốc gia như Pháp, Bỉ, Nga, Anh, Đan Mạch, Ba Lan, Morocco, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Israel, Sri Lanka, Australia, Hoa Kỳ, Mexico, Chile, Colombia… chính thức xác nhận tham gia. Đặc biệt, Festival Huế 2016 sẽ tập trung khai thác không gian văn hóa truyền thống, tiếp nối các kỳ Festival trước đây. Cả thành phố Huế được dựng thành sân khấu cho các chương trình nghệ thuật, ẩm thực, khám phá di sản, lễ hội.

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

01
[X]
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây